Có nhiều phương pháp giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó túi chườm là một trong những thứ phổ biến nhất. Vậy bạn đã biết cách sử dụng túi chườm hiệu quả chưa? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sử dụng túi chườm một cách đúng và hiệu quả để bạn có thể thoải mái hơn trong những ngày đau đớn của chu kỳ kinh nguyệt.
1. Tại sao lại bị đau bụng kinh
Trước khi khám phá cách sử dụng túi chườm đau bụng kinh, chúng ta hãy đối mặt với nguyên nhân gây đau bụng khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân tự nhiên:
Đây là những cơn đau không phải do bất kỳ bệnh lý nào mà là kết quả của quá trình sinh lý. Đây là sự co bóp của tử cung để đẩy máu và niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể. Những cơn đau này thường lặp đi lặp lại và thường xảy ra trước hoặc trong 1-2 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đau bụng kinh, cảm giác đau lưng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn cũng thường kèm theo.
Nguyên nhân thứ phát:
Đây là những cơn đau do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu,… Hoặc đôi khi có thể là do tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai như việc đặt vòng tránh thai. Mức độ đau thường nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn so với đau bụng kinh tự nhiên.
2. Cách sử dụng túi chườm giảm đau bụng kinh
Cách sử dụng túi chườm đúng cách:
B1: Làm nóng túi chườm:
Với túi chườm không sử dụng điện, hãy làm nóng túi bằng nước nóng trước khi sử dụng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ nước nóng (nhiệt độ từ 60 – 90 độ C) vào khoảng 2/3 túi, sau đó nhẹ nhàng bóp túi để loại bỏ không khí bên trong. Đậy nắp túi lại và túi sẵn sàng sử dụng.
Đối với túi chườm có gel giữ nhiệt, bạn có thể đặt túi vào lò vi sóng và làm nóng trong 5 phút. Hoặc cũng có thể quấn túi vào một chiếc khăn sạch hoặc túi zip nhựa chất lượng cao, sau đó đun nóng trong khoảng 10 – 15 phút trước khi sử dụng.
B2: Chườm nóng vùng bụng:
Sau khi túi chườm đã được làm nóng đặt túi lên vùng bụng đau. Để tránh cảm giác nóng, không thoải mái hoặc thậm chí làm bỏng bạn không nên đặt túi trực tiếp lên bụng mà hãy quấn một chiếc khăn mỏng xung quanh túi. Điều này cũng giúp túi duy trì nhiệt độ lâu hơn.
Lưu ý khi sử dụng túi chườm đau bụng kinh:
- Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất, hãy tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Không sử dụng túi nếu có vết rách, thủng hoặc rò rỈ vì nước hoặc gel có thể làm bạn bị bỏng.
- Tránh để túi gần các vật sắc nhọn để ngăn túi bị rách thủng làm tăng nguy cơ rò rỉ nước hoặc gel.
- Giữ túi nằm ngoài tầm tay của trẻ em. Tránh trẻ chơi đùa hoặc sử dụng túi mà không có sự giám sát của người lớn.
- Nếu sử dụng túi chườm đau bụng kinh có điện, ngay sau khi đèn báo đã sạc đầy (sau 7 – 12 phút sạc) hãy ngắt điện ngay lập tức để tránh nguy cơ hỏng túi và nguy cơ cháy nổ.
3. Các phương pháp giảm đau bụng kinh khác bạn có thể tham khảo
Ngoài việc áp dụng túi chườm đau bụng kinh bạn còn có thể giảm đau bụng khi hành kinh thông qua những biện pháp sau đây:
Massage nhẹ nhàng:
- Các động tác massage nhẹ nhàng nhằm giảm tình trạng co thắt và co bóp đột ngột của tử cung cũng như giúp cơ bụng được giãn ra. Để tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng tinh dầu như bạc hà, hoa oải hương hoặc thì là trong quá trình massage bụng, thực hiện nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 – 3 phút.
Uống trà thảo mộc:
- Trà thảo mộc như gừng, quế, hoa cúc chứa nhiều hoạt chất giảm viêm giúp điều hòa kinh nguyệt và loại bỏ căng thẳng. Uống trước và trong những ngày hành kinh có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh.
Tập yoga, ngồi thiền:
- Các phương pháp này giúp loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng, giảm áp lực và tạo cảm giác thoải mái giúp tinh thần thư giãn. Điều này có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả. Không cần phức tạp chỉ cần ngồi thẳng, thực hiện hơi thở sâu và đều để cảm nhận sự nhẹ nhàng trong những ngày “đèn đỏ”.
Ăn uống lành mạnh:
- Tránh thực phẩm chiên, nồng, nhiều gia vị trong những ngày hành kinh. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B1, B6, vitamin E và khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Đặc biệt, tránh hút thuốc, uống rượu bia, hoặc sử dụng chất kích thích để tránh làm tăng mức độ đau.
Uống thuốc giảm đau:
- Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn theo liều lượng hướng dẫn để giảm và cải thiện cơn đau, giúp duy trì hoạt động hàng ngày mà không bị ảnh hưởng nhiều.
Sử dụng băng vệ sinh thảo dược:
Sử dụng các loại băng vệ sinh thảo dược giúp giảm đau bụng kinh kháng viêm hiệu quả. Nếu bạn chưa tìm được loại băng vệ sinh ưng ý hãy tham khảo dòng băng vệ sinh thảo dược Nhật bản Kamina Herbs với:
- Chiết xuất từ ngải cứu, bạch chỉ và hương phụ giúp kháng viêm, giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả
- Băng vệ sinh siêu mỏng chỉ 0.06cm không dày, không cộm và không bí bách.
- Băng vệ sinh siêu thấm hút gấp 5 lần băng vệ sinh thông thường và không gây tràn ngược
- Bề mặt bông Organic mềm mại, dễ chịu không gây kích ứng
- Hơn 100.000 nghìn lỗ thoáng khí giúp giảm cảm giác bí bách
>>> Tham khảo: https://kaminavietnam.vn/san-pham/kamina-herb/
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu cách sử dụng túi chườm để hiệu quả nhất. Hãy luôn yêu quý cơ thể của bản thân mình nhé.
>>> Tham khảo: Đau bụng kinh có uống Panadol được không?