Search
Close this search box.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai và tránh thai cho chị em

Thụ thai là quá trình phức tạp. Chỉ khi trứng rụng và gặp tinh trùng sau đó trở về tử cung để hình thành phôi thai thì quá trình này mới hoàn thành. Do đó, dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể tính toán để xác định thời điểm thuận lợi nhất để mang thai theo ý muốn. Vậy  để có kế hoạch mang thai chính xác cần  làm thế nào để tính chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả?

1. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Kinh nguyệt là quá trình thường lặp lại hàng tháng (trừ khi mang thai) từ khi bé gái bắt đầu tuổi dậy thì cho đến khi phụ nữ đạt đến tuổi tiền mãn kinh, thường diễn ra từ 12 đến 17 tuổi và tiếp tục đến khoảng 45-55 tuổi.

Chu kỳ kinh nguyệt được đo lường từ ngày đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt thường dao động từ 28-30 ngày cho người bình thường nhưng có sự chênh lệch một vài ngày ở một số người.

Tính chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là một vấn đề nhiều phụ nữ quan tâm. Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là quan trọng để bảo đảm sức khỏe sinh sản. Do đó, để đạt được tính chính xác việc theo dõi chu kỳ cần được thực hiện trong khoảng 4-5 tháng.

Chu kỳ kinh nguyệt cũng phản ánh sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nội tiết tố, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, v.v. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc gặp sự biến động không bình thường trong chu kỳ có thể là dấu hiệu của vấn đề về sinh sản cần được chú ý và kiểm tra.

2. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra do sự biến đổi của hormone trong cơ thể phụ nữ. Trong ngày đầu tiên của chu kỳ. Lúc này hormone sinh lý giảm mức độ gây ra sự bong trầy của lớp nội mạc tử cung và kích thích máu chảy ra ngoài. Sau đó, mức hormone tăng lên lớp nội mạc tử cung lại tái tạo và nang trứng được kích thích để phát triển.

Kỳ kinh nguyệt bình thường
Phụ nữ khỏe mạnh đều phải qua chu kỳ kinh nguyệt

Nếu có nang trứng phát triển mạnh hơn bình thường và đồng thời hormone LH tăng cao nang trứng sẽ phóng thích trứng tạo nên sự rụng trứng.Nếu trứng rụng gặp tinh trùng và có sự thụ tinh hormone progesterone sẽ được sản xuất nhiều hơn  làm thay đổi nội mạc tử cung. Trứng thụ tinh sẽ bám vào tử cung, khởi đầu quá trình hình thành phôi thai đánh dấu sự thành công của quá trình thụ thai.

Ngược lại, nếu không có sự thụ tinh  hoặc phôi thai không thể bám vào tử cung dẫn đến  mức độ hormone progesterone và estrogen sẽ giảm mạnh chuẩn bị cho chu kỳ kinh tiếp theo.

3. Cách tính chu kỳ rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quản lý việc có thai hoặc tránh thai qua các kỳ hành kinh của phụ nữ có thể được thực hiện theo các phương pháp sau:

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28-32 ngày tương đương với một tháng. Ngày 14-15 sau ngày đầu tiên của chu kỳ là thời điểm rụng trứng. Chu kỳ này chia thành ba khoảng thời gian để xác định xác suất thụ thai: thời kỳ có xác suất tương đối (trong thời gian hành kinh), thời kỳ có xác suất thụ thai cao nhất (từ ngày 10 đến 20 của chu kỳ), và thời kỳ có xác suất thụ thai thấp nhất (khoảng 10 ngày cuối của chu kỳ).

Trong thời kỳ tương đối  xác suất thụ thai và tránh thai là 50-50. Thời gian này thường là từ ngày 1 đến ngày 9 của chu kỳ trong khi thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3-5 ngày.

Thời kỳ có xác suất thụ thai cao nhất là khi tính theo ngày rụng trứng, thường diễn ra vào ngày 14 hoặc 15 từ ngày đầu tiên của chu kỳ. Khoảng từ 10 đến 20 của chu kỳ kinh nguyệt là thời điểm có hiệu suất cao nhất để có thai. Do vậy, nên hạn chế quan hệ tình dục nếu không muốn mang thai.

Ngược lại, khoảng thời gian cuối cùng của chu kỳ (khoảng 10 ngày cuối) là thời điểm an toàn nhất để tránh thai vì tinh trùng không thể gặp trứng đã rụng và thời gian sống của chúng ngắn ngủi.

Mặc dù cách tính chu kỳ kinh nguyệt có thể là một phương pháp thuận tiện nhưng cần lưu ý rằng những sai sót có thể xảy ra nếu chu kỳ không đều. Do đó, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và sử dụng biện pháp an toàn là quan trọng để tránh thai hiệu quả và ngăn chặn thai nghén không mong muốn.

4. Cách chăm sóc vùng kín trong chu kỳ kinh nguyệt

Vệ sinh sạch sẽ

Vùng kín phụ nữ là một môi trường ẩm ướt và thuận lợi để các vi khuẩn có hại trú ngụ và phát triển. Đặc biệt giai đoạn hành kinh thì vùng nhạy cảm của chị em lại càng dễ bị viêm nhiễm và gây mùi khó chịu. Vậy cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm pha loãng và dung dịch vệ sinh để vùng kín luôn được sạch sẽ, không bị mùi hôi và tránh viêm nhiễm.

Thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần

Dù lượng kinh nguyệt của bạn nhiều hay ít thì cũng thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần. Miếng băng vệ sinh chứa đầy máu kinh nguyệt chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại  phát triển và gây các bệnh phụ khoa thậm chí phải nhập viện vì viêm nhiễm nặng.

Lựa chọn băng vệ sinh 

Việc lựa chọn băng vệ sinh là việc vô cùng quan trọng nhưng hay bị các chị em không chú ý đến. Chọn được một loại băng vệ sinh chất lượng sẽ giúp chị em mình thấy thoải mái, dễ chịu và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, nấm ngứa. 

Staphylococcus aureus
Băng vệ sinh thảo dược Nhật Bản Kamina

Nên chọn các loại băng vệ sinh có chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính để tránh kích ứng và mang lại các tác dụng tốt cho sức khỏe phụ khoa. Nếu bạn đang phân vân giữa hàng nghìn sản phẩm trên thị trường hãy lựa chọn băng vệ sinh thảo dược Nhật Bản Kamina, dòng băng vệ sinh nhiều ưu điểm với:

  • Chiết xuất 100% hoàn toàn từ thảo dược
  •  Sử dụng bông organic 
  •  Không GMO
  • Không chứa Clo
  •  Không chứa hương liệu hay chất nhuộm màu

>>> Tham khảo: Băng vệ sinh thảo dược Nhật Bản Kamina 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích nhất để tính chu kỳ kinh nguyệt của mình.

>>> Tham khảo: Top 6 cách giảm đau bụng kinh hiệu quả trong kì kinh nguyệt

Bài viết liên quan