Search
Close this search box.

Đau bụng kinh có uống nước dừa có tốt không?

Trong kỳ kinh nguyệt nhiều chị em đã uống nước dừa để giảm các triệu chứng khó chịu khi đến ngày rụng dâu. Vậy uống nước dừa có giảm đau bụng kinh không? Và nên uống như thế nào?

1. Công dụng của nước dừa đối với cơ thể

Nước dừa không chỉ là một loại nước giải khát phổ biến với vị ngọt thanh và thơm bùi tự nhiên, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Trong nước dừa có thành phần gì?

Thành phần đa dạng của nước dừa bao gồm nhiều dưỡng chất quan trọng như Acid Amin, Glucose, Acid béo, Omega-3 đồng thời còn cung cấp chất điện giải như Natri, Kali, Magie.

Nước dừa không chỉ giúp giải khát mà còn có những tác dụng khác nhau tùy thuộc vào loại dừa và giai đoạn phát triển:

nước dừa
Nước dùa rất tốt cho sức khỏe
  • Dừa non: Nước dừa từ dừa non thường chứa hàm lượng Phenolic và đường cao, tạo nên hương vị ngọt hơn so với dừa trưởng thành.
  • Dừa trưởng thành: Nước dừa từ dừa trưởng thành có hàm lượng protein và Kali cao và  có độ pH cao hơn so với nước dừa từ dừa non.

Nhờ vào các thành phần này nước dừa không chỉ là một lựa chọn thú vị cho nước giải khát mà còn đóng vai trò trong việc bổ sung dưỡng chất và chất điện giải quan trọng cho cơ thể. 

Tác dụng của nước dừa đối với cơ thể:

Uống nước dừa đều đặn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe, bao gồm:

Chống lão hóa: Nước dừa chứa các thành phần chống oxi hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do giúp ngăn chặn tình trạng tổn thương tế bào và giảm rủi ro mắc bệnh lý.

uống nước dừa
Dừa chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe

Ngăn ngừa sỏi tiết niệu: Nước dừa hiệu quả trong việc giảm sự tích tụ của tinh thể Oxalat. Từ đó ngăn chặn sự hình thành sỏi trong hệ tiết niệu.

Cải thiện triệu chứng tiểu đường: Nước dừa đóng vai trò điều chỉnh đường huyết và tăng cường độ nhạy với Insulin giúp cải thiện triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Duy trì huyết áp ổn định: Hàm lượng Kali cao giúp giảm huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Ngăn ngừa táo bón: Nước dừa có tác dụng nhuận tràng giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.

Bù chất điện giải: Với nhiều khoáng chất nước dừa là nguồn chất điện giải hiệu quả sau khi tập luyện.

Tăng sức khỏe cho da và tóc: Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất như Vitamin C, Omega-3, enzyme, Kali, Magie, giúp cải thiện tình trạng da và tóc, mang lại làn da căng mịn và tóc mượt mà, khỏe mạnh.

2. Đến kỳ kinh nguyệt có giảm đau bụng kinh được không?

Mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt đến  phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi và những cơn đau và co thắt ở vùng bụng dưới. Nhiều người đã chọn phương pháp uống nước dừa như một giải pháp giảm đau trong thời kỳ này. Nhưng liệu việc này có hiệu quả không?

Thực tế, nước dừa được biết đến với khả năng điều hòa hoạt động co thắt của tử cung mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm đau bụng kinh. Hơn nữa, nước dừa còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe như đã được đề cập trước đó. Chính vì vậy uống nước dừa khi đau bụng kinh là hoàn toàn có lợi. Nước dừa cũng hỗ trợ quá trình đào thải máu cục và máu hòn trong tử cung diễn ra một cách thuận lợi. Tuy nhiên, cần tránh uống nước dừa lạnh hoặc có đá vì điều này có thể tạo cảm giác “lạnh” trong tử cung và làm tăng đau trong cơn kinh.

Uống nước dừa không chỉ giúp giảm đau mà còn cung cấp chất điện giải và dưỡng chất hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe, ngăn chặn mất nước và giúp tái tạo máu nhanh chóng. Do đó, việc sử dụng nước dừa trước và trong thời kỳ kinh nguyệt là một cách hữu ích để giảm bớt khó chịu.

3. Những lưu ý khi sử dụng nước dừa

Khi áp dụng phương pháp uống nước dừa để giảm đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ, việc chú ý đến mức sử dụng là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

Trong ngày hành kinh, chỉ nên uống tối đa 2 cốc nước dừa để tránh các vấn đề tiêu hóa và đầy bụng không mong muốn.

Cơm dừa cũng có thể giảm đau bụng kinh tốt nên đừng bỏ qua nhé.

uống nước dừa
Cùi dừa cũng cực tốt

Tránh uống nước dừa vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ để tránh gây chướng bụng, khó tiêu, kích thích tiểu tiện nhiều và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không nên uống nước dừa ngay sau khi ra ngoài trời nắng, vì có thể làm hạ huyết áp và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe.

Người mắc các vấn đề như bệnh Kali, huyết áp thấp, thấp khớp, trĩ nên tránh uống nước dừa.

Bảo quản nước dừa đúng cách và tránh uống khi nước dừa có dấu hiệu hư hỏng như vị chua hoặc thiu.

4. Các phương pháp giảm đau bụng kinh khác

Ngoài việc uống nước dừa chúng ta có thể kết hợp với các biện pháp giảm đau bụng kinh khác như: 

Thực hiện massage nhẹ nhàng:

Các động tác massage nhẹ nhàng được thực hiện để giảm tình trạng co thắt và co bóp đột ngột của tử cung đồng thời giúp cơ bụng được giãn ra.

Sử dụng trà thảo mộc:

Trà thảo mộc như gừng, quế, hoa cúc chứa nhiều hoạt chất giảm viêm giúp điều hòa kinh nguyệt và loại bỏ căng thẳng. Việc uống trước và trong những ngày hành kinh có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Chế độ ăn uống lành mạnh:

Tránh thực phẩm chiên, nồng, nhiều gia vị trong những ngày hành kinh. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B1, B6, vitamin E và khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Đặc biệt, tránh hút thuốc, uống rượu bia, hoặc sử dụng chất kích thích để tránh làm tăng mức độ đau.

Sử dụng băng vệ sinh thảo dược:

Băng vệ sinh thảo dược giúp giảm đau bụng kinh kháng viêm hiệu quả đặc biệt là dòng băng vệ sinh thảo dược Nhật bản Kamina Herbs.

 Chiết xuất từ ngải cứu, bạch chỉ và hương phụ giúp kháng viêm, giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. 

Băng vệ sinh siêu mỏng không dày, không cộm, không bí bách, thấm hút gấp 5 lần băng thông thường và không gây thấm ngược. Bề mặt bông Organic mềm mại, dễ chịu không gây kích ứng. 

uống nước dừa
Băng vệ sinh thảo dược kamina Herbs

>>>Tham khảo: https://kaminavietnam.vn/san-pham/kamina-herb/

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc đền kỳ kinh nguyệt có uống nước dừa được không? Mong các cô gái luôn tự tin dù cho đến kỳ kinh nguyệt có mệt mỏi, đau đớn đến mấy.

 

Bài viết liên quan