Search
Close this search box.

Những dấu hiệu để cơ thể sắp đến kỳ kinh nguyệt mà chị em nào cũng nên biết

Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình tự nhiên trong cơ thể phụ nữ.  Lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra nếu không có sự thụ thai . Việc nhận diện các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt là quan trọng để phụ nữ có thể chuẩn bị tinh thần và vật chất cho giai đoạn này để không rơi vào những tình huống khó xử.

1. Những dấu hiệu cho thấy kỳ kinh nguyệt sắp đến

Có 10 dấu hiệu phụ nữ có thể cảm nhận trước kỳ kinh nguyệt:

Căng tức ngực: Sự thay đổi hormone trước kỳ kinh nguyệt có thể gây đau, sưng và căng tức ở ngực, tăng nhạy cảm vùng nhũ hoa.

Nhức đầu: Sự sụt giảm estrogen trước chu kỳ kinh nguyệt có thể gây cơn đau đầu, bao gồm đau nửa đầu và đau đầu căng cơ.

Chuột rút ở bụng: Dấu hiệu phổ biến nhất, đau bụng kinh là cơn đau nhói, quặn ở vùng bụng dưới, xuất phát từ cơ tử cung co thắt và giãn ra.

Đau cơ: Ngoài đau bụng, phụ nữ có thể trải qua đau cơ, gây mệt mỏi toàn bộ cơ thể.

Đau vùng lưng dưới: Cơn đau chuột rút ở vùng hạ vị có thể làm phụ nữ đau thắt lưng trước kỳ kinh.

chu kỳ kinh nguyệt
Những dấu hiệu đầu tiên

Mệt mỏi: Thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết của chất hóa học trong não, gây mệt mỏi và vấn đề giấc ngủ.

Phù: Thay đổi nội tiết tố khiến mô liên kết giữ nước, làm cơ thể trở nên nặng nề.

Đau khớp: Sụt giảm estrogen trước kỳ kinh có thể tăng cơn đau ở khớp.

Mụn trứng cá: Thay đổi hormone gây tăng chất dầu, làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nổi mụn trứng cá.

Tiêu chảy hoặc táo bón: Hệ tiêu hóa có thể thay đổi, gây thay đổi thói quen đại tiện, làm phụ nữ trải qua tiêu chảy hoặc táo bón.

2. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng đặc trưng về cảm xúc và thể chất mà phụ nữ có thể trải qua trong giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh những biểu hiện sắp có kinh đã được đề cập ở trên cơ thể cũng có thể phát sinh những dấu hiệu liên quan đến tâm trạng. Có thể là cáu kỉnh, khó chấp nhận, lo ngại, tâm trạng u sầu, phẫn nộ, tức giận, thiếu quan tâm đến việc tương tác với người khác hoặc trở nên nhạy cảm, dễ tủi thân, và dễ khóc.

kinh nguyệt
Nhứng dấu hiệu tiền kinh nguyệt

3. Cơ chế hình thành dấu hiệu sắp có kinh nguyệt

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một trong hai buồng trứng ở hai bên của hố chậu sẽ giải phóng một quả trứng. Đồng thời, niêm mạc tử cung sẽ xây dựng để chuẩn bị cho việc mang thai và tạo điều kiện cho việc làm tổ. Tuy nhiên, nếu không có sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, tức là không có thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ giảm đột ngột và sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu kinh nguyệt thông qua âm đạo. Sự bong tróc của niêm mạc tử cung gây chảy máu có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

Trong khi hầu hết thời gian của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày trong trạng thái bình thường, một số phụ nữ có thể có độ dài chu kỳ khác nhau. Hơn nữa, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị thay đổi do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Thuốc tránh thai.
  • Thai kỳ.
  • Cho con bú.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Giảm cân.
  • Tập thể dục quá mức.

Hầu hết, bé gái bắt đầu có kinh lần đầu trong khoảng từ 8 đến 15 tuổi và có thể có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 38 ngày. Khi trưởng thành, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên đều đặn hơn dần. Tuy nhiên, ở độ tuổi 40, khi bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều. Sau thời kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt chính thức kết thúc, đóng lại lịch sử sinh sản của người phụ nữ.

4. Cách chuẩn bị một chu kỳ kinh nguyệt

Chuẩn bị về tinh thần

Giữ một tinh thần thoải mái, dễ chịu tránh căng thẳng trong thời gian này. Bạn có thể tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để tâm trạng thoải mái hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chu kỳ kinh nguyệt
Chế độ ăn uống hợp lý

Nên duy trì chế độ ăn uống khoa học ăn nhiều hoa quả rau xanh hạn chế dầu mỡ để kỳ nguyệt dễ chịu nhất.

Chuẩn bị băng vệ sinh từ trước

Thay vì việc đến ngày mới mua băng vệ sinh thì nên mua băng vệ sinh từ trước để đề phòng những trường hợp bất ngờ xảy ra. Nên chọn các loại vệ sinh có chiết xuất từ thảo dược mềm mịn, thấm hút tốt. Nếu bạn chưa biết chọn loại băng vệ sinh nào thì Băng vệ sinh thảo dược Nhật Bản Kamina chính là ứng cử viên sáng giá nhất. Băng vệ sinh Kamina với những ưu điểm vượt trội như:

băng vệ sinh thảo dược
Kamina được chiết xuất từ thảo ược thiên nhiên
  • Chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên không dùng chất hóa chất độc hại.
  • Bề mặt bông organic mềm mại thấm hút tốt không dư thuốc trừ sâu, chất hóa học.
  • Sử dụng công nghệ độc quyền Nap-code độc quyền giúp hút và khóa chặt chất lỏng ngăn ngừa tràn ngược
  • Băng vệ mỏng nhất thị trường chỉ 0.06cm cho cảm giác dễ chịu thoải mái không lộ, hằn khi mặc quần áo bó sát.

>>> Tham khảo: Băng vệ sinh thảo dược Kamina khác gì với băng vệ sinh thông thường?

Bài viết liên quan