Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh là một trong những vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Trong giai đoạn sau sinh và thời kỳ nuôi con bú trong 1-2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể trở nên không đều. Thể hiện rõ nhất qua việc tháng có khi xuất hiện và có khi không và tháng tới sớm hoặc muộn. Lượng máu kinh cũng thay đổi không đều có lúc nhiều có lúc ít. Đồng thời màu sắc của kinh nguyệt có thể biến đổi từ đỏ tươi sang nâu hoặc đen thẫm.
Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ còn trải qua những vấn đề khác như đau bụng kinh, rong kinh kéo dài và các tình trạng khó chịu khác. Đây là những biến đổi tự nhiên của cơ thể sau khi sinh và đang nuôi con. Vậy cần chú ý điều gì trong giai đoạn nhạy cảm này?
1. Thời điểm kinh nguyệt trở lại sau sinh
Khi mẹ quyết định cho con bú hoàn toàn thì thường cần một khoảng thời gian khá dài để kinh nguyệt trở lại thường là từ 7 đến 8 tháng sau khi sinh. Việc xác định chính xác thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh và đang nuôi con bú là khá khó khăn.
Nguyệt san sẽ không trở lại cho đến khi bé thể hiện dấu hiệu ngừng bú đặc biệt là khi mẹ quyết định ngừng cho con bú hoàn toàn. Chỉ khi bé bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm hoặc giảm số lần bú và bắt đầu thực hiện việc tập ăn dặm thì kinh nguyệt mới có dấu hiệu hoạt động trở lại.
Trong thời kỳ cho con bú, mẹ có thể trải qua tình trạng chảy máu trong vài ngày, sau đó lại có thể ngưng. Điều này hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là kinh nguyệt đã hồi phục. Nếu mẹ quyết định không cho bé bú, thì chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại sớm nhất là sau 12 tuần kể từ lúc sinh.
2. Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự thay đổi trong số ngày giữa các chu kỳ kinh. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường dao động từ 28 đến 32 ngày. Đồng thời, thời gian kéo dài của mỗi chu kỳ kinh thường từ 3 đến 7 ngày tùy thuộc vào đặc điểm cơ địa của mỗi người. Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 28 hoặc dài hơn 32 ngày hoặc thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày thì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
Máu kinh nguyệt
Máu kinh trở nên đặc hoặc có màu đen khác thường thường đi kèm với hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện muộn hoặc không đều, và thậm chí có thể tháng có tháng không. Tình trạng này có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Kinh nguyệt sau sinh
Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Mất kinh quá lâu
Nếu mất kinh kéo dài 1-2 năm sau sinh mà vẫn chưa thấy dấu hiệu kinh nguyệt trở lại, đó có thể là dấu hiệu rõ ràng của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
Đau bụng dữ dội
Đau bụng dữ dội là một trong những biểu hiện phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện ở phụ nữ trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ. Tuy nhiên, sau khi sinh và trải qua quá trình vượt cạn đau bụng kinh thường giảm đi đáng kể. Do đó, nếu mẹ nào vẫn cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại mà không thể giảm có thể là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
Đau đầu vú
Đau đầu vú hoặc cảm giác căng tức đầu vú thường là dấu hiệu rối loạn nội tiết, thường đi kèm với rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không chỉ là hiện tượng của phụ nữ sau khi sinh mà còn là biểu hiện chung của những người phụ nữ trải qua rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể cảm nhận sự mệt mỏi, đau lưng, và đau đầu kèm theo.
3. Cách xử lý khi bị rối loạn kinh nguyệt
Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc:
- Bảo đảm chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
- Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ đủ.
- Thiết lập một lịch làm việc hợp lý để giảm áp lực và stress.
Tập thể dục thể thao:
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là yoga, để cải thiện tinh thần và giảm cân sau sinh.
- Tập thể dục có thể giúp cân bằng hormone và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Giữ tâm lý thoải mái:
- Tránh tình trạng căng thẳng và stress.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
- Tăng cường giao tiếp với con và người thân để giảm bớt cảm giác cô đơn và lo lắng.
Tránh sử dụng thuốc tránh thai:
Không nên sử dụng thuốc tránh thai mà không có sự giám sát của bác sĩ, vì nó có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Hạn chế sử dụng chất kích thích:
Tránh rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác, vì chúng có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và chu kỳ kinh nguyệt.
Mua dự phòng các loại băng vệ sinh an toàn, lành tính
Bạn sẽ không chắc chắn kinh nguyệt sẽ quay lại lúc nào nên cần phải mua dự phòng băng vệ sinh để có thể sử dụng ngay lập tức. Mới sinh con chắc chắn vùng da vùng kín sẽ trở nên nhạy cảm dễ kích ứng hơn rất nhiều. Nên ưu tiên các loại băng vệ sinh thảo dược an toàn, lành tính và kháng viêm tốt. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh thảo dược Nhật Bản Kamina với chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên để an toàn nhất. Không chỉ vậy Kamina còn là dòng băng vệ sinh thế hệ mới có thể thấm hút gấp 5 lần băng vệ sinh thông thường mà cực kì khô thoáng cho các mẹ bỉm sữa luôn thấy thoải mái nhất.
Băng vệ sinh Kamina cam kết:
Tất cả các sản phẩm đều:
✓ 100% chiết xuất thảo dược
✓ Sử dụng bông organic
✓ Không GMO
✓ Không chứa Clo
✓ Không chứa hương liệu hay chất nhuộm màu
Các sản phẩm phù hợp với mẹ bỉm:
– Băng vệ sinh thảo dược Nhật Bản Kamina Herbs
– Băng vệ sinh dạng quần Kamina
>>> Tham khảo: Giới thiệu về băng vệ sinh thảo dược Nhật Bản Kamina